Chúng tôi xếp hạng các nhà cung cấp dựa trên thử nghiệm và nghiên cứu khắt khe, nhưng cũng cân nhắc phản hồi của bạn và các thỏa thuận thương mại của chúng tôi với các nhà cung cấp. Trang này chứa các đường dẫn liên kết.Tiết lộ Quảng cáo

Cách tạo trang web 2024: Hướng dẫn từng bước hoàn chỉnh

Ari Denial
Việc đưa website của bạn trực tuyến dường như là một nhiệm vụ khó khăn – nhưng nếu bạn thực hiện theo các bước đúng đắn, nó có thể dễ dàng hơn bạn tưởng. Bạn không cần phải là một chuyên gia thiết kế web với nhiều năm kinh nghiệm để xây dựng một website tuyệt đẹp. Nó cũng không tốn cả một gia tài!

Tôi đã xây dựng website trong hơn mười năm cũng như đánh giá các nhà lưu trữ web và trình tạo website trong hầu như ngần ấy năm.

Có hai cách bạn có thể xây dựng một website. Lựa chọn đầu tiên là sử dụng trình tạo website – một nền tảng được thiết kế để giúp mọi người dễ dàng xây dựng một website ngay cả khi không có kinh nghiệm hoặc kỹ năng công nghệ trước đó.

Cách thứ hai là sử dụng WordPress. Cách này có thể tốn nhiều công sức hơn một chút, nhưng nó vẫn khá dễ dàng nếu bạn có thiên hướng kỹ thuật, đồng thời nó cho bạn tính linh hoạt nhiều hơn.

Tôi sẽ khám phá cả hai lựa chọn trong bài hướng dẫn này nên hãy đọc tiếp để tìm ra đâu là lựa chọn phù hợp với bạn.

Tùy chọn 1: Sử dụng trình tạo website

Trình tạo website là một công cụ trực tuyến giúp việc xây dựng website trở nên cực kỳ dễ dàng. Các trình tạo website có thể khá mạnh mẽ, nhưng không đòi hỏi kỹ năng viết mã hay kỹ thuật, vì thế chúng dễ tiếp cận với người mới bắt đầu và hữu ích cho chuyên gia.

Giao diện trực quan và các tính năng linh hoạt của trình tạo website đồng nghĩa với việc bạn có thể sử dụng nó để tạo một website thật đẹp chỉ trong vài giờ – thậm chí vài phút. Hầu hết các trình tạo website đều vừa túi tiền, nhiều trình tạo còn cung cấp các gói hoặc bản dùng thử miễn phí, nên bạn có thể bắt đầu mà không tốn một xu.

Các trình tạo website đều đi kèm với các mẫu được thiết kế sẵn giúp thiết lập kiểu dáng, bố cục và kiểu phối màu website của bạn. Bạn chỉ cần chọn một mẫu, thêm nội dung, hình ảnh của mình, và điều chỉnh nó theo hình ảnh thương hiệu riêng của mình.

Tùy từng trình tạo, bạn sẽ được tiếp cận các phương pháp xây dựng và chỉnh sửa website khác nhau. Cá nhân tôi thích phương pháp chỉnh sửa kéo thả vì nó cho bạn nhiều quyền kiểm soát bố cục hơn mà quá trình vẫn khá đơn giản. Bạn có thể đặt các yếu tố vào bất cứ nơi nào bạn thích hoặc thêm các yếu tố mới đơn giản bằng cách kéo chúng vào vị trí.

Một số trình tạo cung cấp một tuyển tập các ứng dụng để bạn lựa chọn. Đây là một cách dễ dàng để thêm chức năng vào website của bạn hoặc tích hợp nó với một dịch vụ khác. Bạn có thể thêm danh sách gửi thư, hệ thống đặt lịch hẹn, hộp trò chuyện trực tiếp hoặc gần như bất cứ thứ gì bạn có thể tưởng tượng, thường không mất thêm chi phí.

Mặc dù có nhiều trình tạo website trên thị trường, nhưng chất lượng của chúng chênh lệch đáng kể. Cá nhân tôi thích nhất Wix vì nó cung cấp hàng trăm mẫu và cực kỳ linh hoạt, với rất nhiều ứng dụng miễn phí (lẫn trả phí). Tham khảo bài hướng dẫn của chúng tôi về các trình tạo website tốt nhất để biết thêm một số lựa chọn tuyệt vời khác.

Sử dụng trình tạo website: Hướng dẫn từng bước

1. Quyết định loại website bạn muốn xây dựng

Với hầu hết các trình tạo website, bạn có thể tạo ra gần như đủ loại website có thể tưởng tượng. Bạn có thể muốn tạo một website cá nhân, blog, hồ sơ năng lực trực tuyến hoặc sơ yếu lý lịch/CV tương tác. Nếu là doanh nhân, bạn có thể cần một website cho doanh nghiệp của mình hoặc một cửa hàng trực tuyến để bán sản phẩm/dịch vụ.

Thậm chí website của bạn không nhất thiết phải bị giới hạn trong một mục đích duy nhất. Chẳng hạn, bạn có thể muốn tạo một website cho doanh nghiệp của mình và có cả hồ sơ năng lực về công việc của bạn cùng một cửa hàng trực tuyến. Với một trình tạo phù hợp, khả năng chỉ bị giới hạn bởi trí tưởng tượng của bạn.

2. Chọn trình tạo website phù hợp với nhu cầu của bạn

Các trình tạo website có những thế mạnh và tính năng khác nhau, vì vậy bạn cần chọn trình tạo phù hợp với nhu cầu của mình. Ví dụ: trong khi hầu hết các trình tạo đi kèm với kiểu tính năng hoặc tiện ích bổ sung cửa hàng trực tuyến nào đó, thì một trình tạo như Shopify lại được thiết kế dành riêng cho thương mại điện tử. Mặt khác, các tính năng cho mục đích chung của nó như làm blog rất hạn chế.

Đối với tôi, trình tạo website linh hoạt nhất là Wix. Nó có các tính năng thương mại điện tử tuyệt vời, nhiều ứng dụng và trình chỉnh sửa kéo thả của nó cho phép bạn toàn quyền kiểm soát cách website của mình trông như thế nào. Wix đứng đầu danh sách các trình tạo website tốt nhất của chúng tôi, và tôi sẽ sử dụng nó để trình bày các bước xây dựng website trong hướng dẫn này. Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa rằng đó là lựa chọn duy nhất của bạn – bạn có thể làm theo các bước này với hầu hết trình tạo website chất lượng.

Các trình tạo website được chúng tôi khuyên dùng

Không chắc nên chọn trình tạo nào? Đây là một số đề xuất cho các mục đích khác nhau.

  • Nếu bạn đang tìm kiếm khả năng tự do thiết kế hoàn toàn và chỉnh sửa dễ dàng, thì Wix là đề xuất của tôi vì tính linh hoạt và chức năng của nó. Gói miễn phí tuyệt vời và cho phép bạn xây dựng một website đầy đủ chức năng (mặc dù có một số hạn chế).
  • Là trình tạo thân thiện nhất với người mới bắt đầu trong danh sách này, SITE123 cung cấp khả năng xây dựng website nhanh chóng, dễ dàng.
  • Nếu bạn làm công việc sáng tạo – nhiếp ảnh, thiết kế, viết lách – thì Squarespace là lựa chọn hàng đầu. Các mẫu chất lượng cao lý tưởng để thể hiện tài năng sáng tạo của bạn.
  • Nếu bạn cần tạo website cho đại lý của mình để thu hút khách hàng và tạo dựng niềm tin, thì IONOS cung cấp thiết kế đơn giản với thành phẩm chuyên nghiệp. Nó cũng đi kèm với các công cụ dễ sử dụng cho thương mại điện tử.
  • Nếu bạn cần một cửa hàng trực tuyến lung linh với các chức năng thương mại điện tử nâng cao như theo dõi hàng tồn kho, các loại sản phẩm và phân tích kinh doanh, thì bạn không thể sai khi chọn Shopify. Nó có hàng trăm ứng dụng cùng nhiều công cụ để giúp bạn đẩy doanh số.
3. Chọn một gói

Hầu hết các trình tạo website đều có một gói miễn phí, hoặc ít nhất là cho bạn thời gian dùng thử miễn phí. Nếu bạn chỉ mới bắt đầu với website của mình, hoặc nếu ngân sách của bạn eo hẹp, một gói miễn phí có thể là giải pháp tốt nhất. Các gói miễn phí cho bạn cơ hội dùng thử trình tạo website mà không phải đầu tư trước.

Tuy nhiên, nhược điểm của gói miễn phí là thường đi kèm với nhiều hạn chế. Bạn sẽ bị giới hạn sử dụng tên miền phụ của trình tạo (ví dụ: username.wixsite.com/yourcompany). Bạn tạo website cho vui thì không sao, nhưng nếu bạn đang sử dụng website của mình để kinh doanh, thì bạn thực sự cần một tên miền tùy chỉnh (yourcompany.com) để khách hàng dễ nhớ.

Ngoài ra, nếu bạn sử dụng gói miễn phí, website của bạn sẽ đầy hình ảnh thương hiệu của trình tạo đó và có thể nhìn không chuyên nghiệp.

Gói miễn phí cũng thường hạn chế lưu lượng truy cập bạn có thể nhận được, và nhiều tính năng hữu ích như cài đặt ứng dụng hoặc truy cập các công cụ thương mại điện tử có thể bị chặn sau bức tường trả phí. Nếu bạn nghiêm túc với website của mình, có lẽ bạn sẽ cần nâng cấp lên gói trả phí.

Trước khi chọn gói, quan trọng là phải biết loại website bạn muốn xây dựng. Như vậy, bạn có thể giúp bạn lựa chọn gói phù hợp hơn với ngân sách lẫn nhu cầu của mình. Ví dụ:

  • Nếu bạn muốn bán hàng trực tuyến, có thể bạn sẽ muốn chọn một gói ghi rõ là thương mại điện tử (hoặc ít nhất là một gói có các công cụ thương mại điện tử cần thiết). Wix có các gói tổng hợp và kinh doanh/thương mại điện tử để lựa chọn, nhưng bạn chỉ có thể chấp nhận thanh toán trực tuyến khi sử dụng các các gói kinh doanh/thương mại điện tử.
  • Nếu bạn muốn giới thiệu dự án của mình bằng cách lưu trữ nhiều video hoặc hình ảnh độ phân giải cao trên website, bạn sẽ cần một gói có nhiều dung lượng và băng thông. Ví dụ: Squarespace cung cấp dung lượng lưu trữ ảnh không giới hạn trong mọi gói, kể cả gói rẻ nhất.
Tôi khuyên bạn nên chọn gói giá thấp nhất cung cấp tất cả những tính năng bạn cần hiện tại. Nếu nhu cầu thay đổi, bạn luôn có thể nâng cấp lên gói giá cao hơn trong tương lai.

4. Bắt đầu: Chọn một mẫu

Bước đầu tiên trong quá trình này luôn là chọn một mẫu. Tất cả các trình tạo website đều sử dụng mẫu (template) [một số trình tạo gọi là chủ đề (theme), ý nghĩa như nhau] như những viên gạch xây nên website của bạn. Các mẫu được thiết kế chuyên nghiệp để tương thích với mọi loại thiết bị, và chúng cho phép bạn đưa website lên sóng trong thời gian tương đối ngắn.

Mẫu thiết lập phong cách và bố cục chung của website (mặc dù về sau bạn có thể tùy chỉnh), cung cấp cho bạn một khung sườn để tùy chỉnh và thêm nội dung của riêng mình.

Hầu hết trình tạo website đều có thư viện mẫu bạn có thể duyệt qua thậm chí cả trước khi đăng ký. Các mẫu được sắp xếp thành các danh mục, như bạn có thể thấy trong ảnh chụp màn hình từ thư viện mẫu của Wix. Danh mục không có nghĩa là hạn chế (không phải là bạn không thể sử dụng mẫu hồ sơ năng lực cho blog của mình), nhưng mỗi danh mục chứa các mẫu được thiết kế riêng cho những loại website khác nhau.

Các mẫu tốt nhất trông tuyệt vời ngay khi áp dụng. Theo tôi được biết, Squarespace có một số mẫu trực quan đẹp nhất hiện nay.

Снимок экрана 2022-10-31 в 13.19.09
Chọn mẫu phù hợp nhất với tầm nhìn của bạn
5. Tùy chỉnh mẫu của bạn

Về mặt kỹ thuật, bạn không phải tùy chỉnh gì mẫu website sau khi đã chọn – nhưng bất kể mẫu đẹp đến đâu, tùy chỉnh thực sự biến website thành của riêng bạn và khác biệt với những website khác (đặc biệt những website sử dụng cùng mẫu). Một cách hay để bắt đầu là thay đổi màu sắc và phông chữ của mẫu cho phù hợp với thương hiệu kinh doanh của bạn.

Mặc dù mỗi trình tạo sẽ cung cấp cho bạn mức độ tùy chỉnh khác nhau, nhưng một trong những lợi thế lớn của việc sử dụng trình tạo là chúng giúp cho việc tùy chỉnh khá dễ dàng. Mỗi trình tạo website sẽ có trình chỉnh sửa riêng độc nhất, nhưng mọi thứ tôi sắp trình bày về Wix đều có thể thực hiện được thông qua các bước tương tự trong trình tạo khác.

Thay đổi phông chữ

Thay đổi phông chữ trong Wix chỉ đơn giản là nhấp vào văn bản bạn muốn thay đổi và nhấn nút Edit Text (Chỉnh sửa văn bản). Bạn có thể chỉnh sửa riêng từng hộp văn bản hoặc sử dụng tùy chọn Save Theme (Lưu chủ đề) để áp dụng thay đổi phông chữ trên toàn bộ website.

Trong Wix, bạn có thể chọn phông chữ khác nhau cho các loại văn bản khác nhau – ví dụ: bạn có thể chọn một phông cho Heading 1 (Tiêu đề 1) để sử dụng làm tiêu đề chính (như trong mẫu tôi ví dụ bên dưới) và một phông khác cho các tiêu đề phụ. Thậm chí bạn có thể dùng phông khác cho các kiểu đoạn văn nếu thích.

Снимок экрана 2022-10-31 в 13.15.59
Wix cung cấp cho bạn mức độ tùy chỉnh đáng kinh ngạc đối với các kiểu văn bản toàn cầu
Một số trình tạo website chỉ cho phép bạn thay đổi kiểu phông chữ cho toàn bộ website thay vì từng tiêu đề, đoạn văn riêng lẻ. Mặc dù điều đó hạn chế phần nào lựa chọn của bạn, nhưng tôi vẫn khuyên bạn nên giữ một phong cách nhất quán trên toàn bộ website.

Thay đổi màu sắc

Bạn có thể dễ dàng thay đổi màu phông chữ trong hộp cài đặt văn bản, và cũng dễ dàng thay đổi màu của các yếu tố khác như nền cột. Ví dụ: bạn có thể sử dụng nền màu đơn bằng trình chọn màu như trong ảnh chụp màn hình bên dưới.

Wix tự động tạo các bảng màu bổ sung phù hợp với chủ đề của bạn, nhưng bạn có thể dễ dàng thay đổi bảng màu bằng cách sử dụng tùy chọn “change your site colors” (“thay đổi màu sắc website của bạn”). Bạn cũng có thể tự thêm màu hợp với thương hiệu của mình.

Снимок экрана 2022-10-31 в 13.16.18
Wix có các tùy chọn thay đổi màu và nền dễ dàng

Di chuyển các yếu tố xung quanh trên các trang của bạn

Trình chỉnh sửa kéo thả giúp cho việc sắp xếp lại nội dung trên trang của bạn thực sự chỉ là chuyện kéo từ nơi này sang nơi khác. Wix độc nhất ở mức độ kiểm soát cung cấp cho bạn trong việc sắp xếp bố cục trang, nhưng các trình chỉnh sửa kéo thả khác cũng sẽ cung cấp những tính năng tương tự.

Các trình chỉnh sửa khác có thể dùng cách ấn nút lên/xuống để di chuyển mục quanh trang web của bạn. Trình chỉnh sửa khối giống như trung bình của hai kiểu trên, với các khối được tạo sẵn (văn bản, hình ảnh, video, cột, v.v.) có thể sắp xếp trong một lưới, mang lại cho bạn nhiều sự linh hoạt hơn là chỉ di chuyển nội dung lên xuống, nhưng không được thoải mái sáng tạo bằng trình chỉnh sửa kéo thả.

Một điểm tôi đặc biệt thích ở Wix là chức năng Zoom Out and Reorder (Thu nhỏ và Sắp xếp lại). Nó cho phép bạn xem toàn bộ trang web và dễ dàng di chuyển các mục và/hoặc yếu tố xung quanh trang. Dưới đây bạn có thể thấy di chuyển nội dung bằng công cụ này dễ dàng như thế nào.

image-1.gif
Sử dụng trình chỉnh sửa kéo thả của Wix để sắp xếp lại các mục
6. Thêm nội dung của riêng bạn

Để thêm nội dung riêng, bạn chỉ cần thay thế văn bản và phương tiện “placeholder” (“giữ chỗ”) trong mẫu bằng văn bản và phương tiện của mình. Có thể mất chút thời gian nếu bạn có nhiều nội dung, nhưng nhìn chung quá trình rất đơn giản.

Nếu bạn không có hình ảnh của riêng mình, hầu hết các trình tạo website đều cung cấp một loại ngân hàng hình ảnh nào đó cho phép bạn thêm ảnh miễn phí tức thì vào website của mình.

Cách thêm văn bản

Bạn có thể thêm các mục văn bản mới vào các trang web của mình chỉ bằng một vài cú nhấp chuột. Trong Wix, bạn sử dụng công cụ Add (Thêm) trên thanh công cụ bên trái và sau đó chọn Text (Văn bản) trong trình đơn bật ra.

Tôi khuyên bạn nên thiết lập các vùng chính mình muốn thêm văn bản trước, rồi quay lại thêm nội dung vào sau. Bạn có thể sử dụng Trình tạo văn bản giả miễn phí của chúng tôi để tạo văn bản giữ chỗ cho đến khi bạn sẵn sàng thêm văn bản của mình.

Снимок экрана 2022-10-31 в 13.16.36
Chọn nhiều kiểu văn bản khác nhau
Cách thêm hình ảnh

Giống như thêm văn bản vào website của bạn, việc thêm hình ảnh cực kỳ dễ dàng. Trong Wix, mở trình đơn Add, chọn Image (Ảnh) (ngay bên dưới Text) và chọn từ các nguồn ảnh. Bạn có thể tải lên ảnh riêng, sử dụng ảnh và hình minh họa miễn phí của Wix, tìm trong cơ sở dữ liệu hình ảnh Unsplash hoặc chọn ảnh stock trả phí từ Shutterstock (có phụ phí). Sau đó, bạn chỉ cần đặt hình ảnh ở bất cứ nơi nào bạn muốn trên trang.

Bạn cũng có thể sử dụng công cụ Add Image (Thêm hình ảnh) để thêm logo vào website của mình. Tôi cũng có thêm một số lời khuyên về logo trong bài viết này.

Nếu bạn đang sử dụng ảnh của Wix hoặc Unsplash miễn phí, những hình ảnh này có thể đã được tối ưu hóa – nghĩa là chúng đã được nén thành kích thước tệp nhỏ hơn để không làm chậm website của bạn. Nhưng nếu bạn sử dụng hình ảnh riêng có độ phân giải cao, bạn nên giảm kích thước tệp trước khi tải lên. Việc đó rất dễ làm với một công cụ miễn phí như Trình nén ảnh của chúng tôi.

Снимок экрана 2022-10-31 в 13.16.58
Wix cung cấp nhiều cách để thêm hình ảnh vào website của bạn
Cách thêm một trang vào website của bạn

Hầu hết các mẫu sẽ đi kèm với một số trang thiết kế sẵn, như Trang chủ, Giới thiệu, Liên hệ. Nếu muốn thêm nhiều trang hơn – ví dụ: trang Dịch vụ hoặc Dự án – bạn có thể nhấp vào nút Menus and Pages (Trình đơn và Trang) trên thanh công cụ bên trái và chọn nút Add Page (Thêm Trang) ở cuối trình đơn bật ra.

Снимок экрана 2022-10-31 в 13.17.18
Thêm một trang mới trong Wix không thể dễ dàng hơn
Khi bạn thêm trang mới vào website, chúng sẽ tự động hiển thị trong trình đơn điều hướng của bạn.

7. Thêm ứng dụng

Ứng dụng là các tích hợp gốc hoặc của bên thứ ba giúp mở rộng chức năng website. Không phải trình tạo website nào cũng có ứng dụng, nhưng một số trình tạo như Wix có hàng trăm ứng dụng để lựa chọn. Nhiều ứng dụng trong số đó miễn phí và thậm chí các ứng dụng trả phí thường đi kèm với phiên bản miễn phí hoặc thời gian dùng thử miễn phí.

Bạn có thể sử dụng các ứng dụng để thêm tính năng cho website chỉ trong vài phút. Ví dụ: App Market (Chợ Ứng dụng) của Wix cho phép bạn thêm các tính năng như đặt lịch trực tuyến, trò chuyện trực tiếp, đăng ký bản tin, tích hợp mạng xã hội và nhiều tính năng khác vào website.

nnn
Wix App Market cung cấp hàng trăm tùy chọn để mở rộng chức năng website của bạn
Để thêm ứng dụng vào website Wix của bạn, chỉ cần nhấp vào biểu tượng App Market (bốn hình vuông nhỏ trên thanh công cụ bên trái). Ở đây, bạn có thể tìm kiếm một ứng dụng cụ thể hoặc xem qua các danh mục để tìm ý tưởng mới.

Khi bạn tìm thấy ứng dụng ưng ý, chỉ cần nhấp vào nó rồi chọn Add to Site (Thêm vào website).

Снимок экрана 2022-10-31 в 13.17.30
Cài đặt ứng dụng trực tiếp từ Wix App Market chỉ trong vài cú nhấp chuột
Sau khi ứng dụng được cài đặt, nó ngay lập tức có mặt trên trang web của bạn. Trong ví dụ này, tôi đã thêm ứng dụng Rollover Image Effects (Hiệu ứng thay đổi hình ảnh tương tác) để chỉnh sửa hình ảnh nâng cao và nó khả dụng trên website của tôi trong vòng 30 giây!

8. Chọn một tên miền

Trước khi xuất bản website, bạn sẽ cần phải chọn một tên miền. Nếu sử dụng gói miễn phí, bạn sẽ phải dùng miền phụ (ví dụ: yourusername.wixsites.com/yourwebsitename). Nếu bạn đăng ký một gói trả phí thường niên, hầu hết các trình tạo sẽ bao gồm một tên miền tùy chỉnh miễn phí cho năm đầu tiên.

Hầu hết trình tạo website sẽ cung cấp tùy chọn đăng ký và thiết lập tên miền riêng. Điều đó có nghĩa là bạn chỉ cần lo chọn tên miền tốt nhất cho website của mình. Tuy nhiên, có tên miền phù hợp cực kỳ quan trọng, vì vậy đừng vội vàng ở bước này! Ngay cả khi nghĩ ra được cái tên hoàn hảo, một trong những vấn đề lớn nhất bạn sẽ gặp phải là liệu tên miền bạn muốn trên thực tế có khả dụng hay không.

Nếu bạn vẫn thấy khó quyết, có thể xem qua hướng dẫn chọn tên miền đầy đủ của chúng tôi!

9. Xem trước và xuất bản website của bạn

Giờ đây bạn đã thêm tất cả nội dung và chọn được tên miền, đã đến lúc để đưa website của bạn lên sóng. Với hầu hết các trình tạo website, đây thực sự chỉ là vấn đề nhấp vào một (hoặc hai) nút.

Đừng vội nhấn nút Publish (Xuất bản) – bạn nên luôn sử dụng tùy chọn Preview (Xem trước) để đảm bảo hài lòng với website trước khi cho nó lên sóng. Xem trước cho phép bạn nhìn thấy website của mình ở cương vị khách truy cập mà không bị rối mắt bởi trình chỉnh sửa. Bên cạnh đó, nếu có chỗ nào bạn quên thêm nội dung hoặc trang trống nào bạn quên điền, thì xem trước website có thể giúp bạn phát hiện những chi tiết nhỏ đó trước khi ai khác chỉ ra.

Hầu hết trình tạo cũng sẽ cho phép bạn xem trước phiên bản di động của website. Hãy luôn đảm bảo rằng website của bạn cũng tương thích và nhìn đẹp mắt trên các thiết bị di động.

loko_optimized
Khi website được xuất bản, bạn có thể dễ dàng xem và chia sẻ nó
Sau khi bạn nhấn Publish, website của bạn sẽ trực tiếp và bạn có thể bắt đầu quảng bá nó!

Bảng so sánh trình tạo website

Trình tạo website Gói miễn phí Kéo thả Ứng dụng/ Tích hợp Mẫu Giá khởi điểm
Wix +800 $0 Đọc đánh giá >>
Squarespace +140 $16.00 Đọc đánh giá >>
Hostinger trình tạo website +100 $2.49 Đọc đánh giá
IONOS 18 $6.00 Đọc đánh giá
SITE123 240+ $0 Đọc đánh giá
WordPress.com +140 mẫu gốc

Hàng nghìn mẫu của bên thứ ba
$4.00 Đọc đánh giá
Webnode +110 $3.90 Đọc đánh giá
Shopify +70 $29.00 Đọc đánh giá
BigCommerce +200 $29.00 Đọc đánh giá
Square Online 1 $0 Đọc đánh giá

Câu hỏi thường gặp về trình tạo website

Trình tạo website nào dễ sử dụng nhất?

Có vài trình tạo web rất dễ sử dụng, chẳng hạn như IONOSSITE123. Tuy nhiên, Wix là lựa chọn hàng đầu của tôi vì nỗ lực mang lại cho bạn rất nhiều sự tự do thiết kế trong khi vẫn dễ sử dụng đến ấn tượng. Nó không chỉ cực kỳ trực quan, mà còn có nhiều tính năng hơn hầu hết các trình tạo khác.

Website của tôi sẽ xuất hiện trên Google và các công cụ tìm kiếm khác chứ?

Có, website của bạn sẽ hiển thị trong kết quả của các công cụ tìm kiếm. Nhưng chỉ hiển thị thôi chưa đủ – bạn còn muốn website của mình xếp hạng cao nhất có thể. Trình tạo website nào cũng cung cấp các tính năng SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) để giúp cải thiện xếp hạng kết quả tìm kiếm của bạn.

Trong một số trường hợp, việc thêm các tiêu đề và mô tả meta riêng bị hạn chế. Tuy nhiên, có những trình tạo website cung cấp cho bạn các tính năng SEO nâng cao hơn. Ví dụ: Wix có SEO Wiz, cung cấp các đề xuất SEO được cá nhân hóa và hướng dẫn từng bước về cách tạo sự chú ý cho website của bạn.

Website của tôi có trông đẹp trên các thiết bị di động không?

Câu trả lời đơn giản cho câu hỏi này là ‘có’. Hầu hết trình tạo website đều cung cấp các lựa chọn mẫu đáp ứng di động (nghĩa là website của bạn sẽ tự động điều chỉnh theo kích thước màn hình của thiết bị di động) hoặc có trình chỉnh sửa chế độ xem trên thiết bị di động để bạn có thể chỉnh sửa phiên bản di động của website một cách riêng biệt. Nếu bạn muốn kiểm tra xem website có tính đáp ứng di động hay không, bạn có thể sử dụng Trình kiểm tra tính đáp ứng miễn phí của chúng tôi.

Tôi có cần một trình tạo thương mại điện tử chuyên dụng không?

Nó thực sự tùy thuộc vào số lượng sản phẩm bạn dự định bán và mục đích chính của website. Đối với một blog thông thường bán hàng hóa, một trình tạo website bình thường có các tính năng thương mại điện tử là quá đủ.

Đó là vì các trình tạo thương mại điện tử thường tập trung vào việc bán hàng, nên các công cụ làm blog của họ không tốt lắm. Wix kết hợp cả hai thế giới cho bạn, với các công cụ tuyệt vời để tạo nội dung một bộ công cụ thương mại điện tử mạnh mẽ.

Tuy nhiên, nếu bạn dự định bán nhiều sản phẩm thông qua cửa hàng trực tuyến của mình, vậy thì tôi dứt khoát khuyên dùng một trình tạo thương mại điện tử chuyên dụng như Shopify. Các trình tạo thương mại điện tử có các công cụ quản lý bán hàng mạnh mẽ hơn và một số còn cho phép bạn bán hàng qua Instagram và Facebook.

Tôi có thể thuê ai đó xây dựng website cho mình không?

Dĩ nhiên là được! Nếu bạn không có thời gian để tự xây dựng website của mình hoặc chỉ là bạn muốn có một chuyên gia lo việc đó cho mình, bạn có thể thuê một nhà thiết kế web chỉ với 5$ trên Fiverr, thị trường tốt nhất để tìm kiếm người làm việc tự do chi phí thấp.

Tùy chọn 2: Sử dụng WordPress

Các trình tạo website tất nhiên là cách dễ nhất để đưa website của bạn trực tuyến, nhưng chúng có thể tốn kém hơn một chút so với sử dụng WordPress có gói lưu trữ web. Nếu bạn đang tìm kiếm một tùy chọn thân thiện với ngân sách và bạn không bận tâm đến một quy trình xây dựng website mang tính kỹ thuật hơn một chút, thì WordPress có thể là lựa chọn dành cho bạn.

Hiện tại, có hai phiên bản WordPress: WordPress.com, là một phiên bản được đơn giản hóa, và WordPress.org tự lưu trữ. Trong phần này, tôi sẽ thảo luận về WordPress tự lưu trữ.

WordPress không hẳn đơn giản để sử dụng như một trình tạo web, nhưng vẫn khá dễ dàng để bắt đầu với nó – vô số mẫu và trình cắm miễn phí của nó cho bạn các lựa chọn gần như vô hạn để tùy chỉnh website của mình. Mặc dù quá trình này hơi thiên về kỹ thuật một chút, nhưng bạn không cần phải biết viết mã hay có nhiều kinh nghiệm để xây dựng một website đẹp với WordPress. Và lưu ý: phần phụ trợ của WordPress.org có sẵn bằng tiếng Việt, nên bạn sẽ có thể xây dựng website của mình một cách dễ dàng.

Nếu bạn muốn có một chuyên gia xây dựng website WordPress cho mình, bạn luôn có thể thuê một nhà phát triển trên Fiverr chỉ với 5$. Tìm hiểu thêm về điều này bên dưới.

Hướng dẫn từng bước

1. Chọn gói lưu trữ

Mặc dù bản thân WordPress là miễn phí 100%, nhưng bạn sẽ phải đăng ký dịch vụ lưu trữ web để website của mình khả dụng trực tuyến (không giống như các trình tạo website cung cấp dịch vụ lưu trữ với các gói của họ). Để có cái nhìn sâu hơn, bạn có thể xem qua danh sách chọn lọc các dịch vụ lưu trữ web tốt nhất 2024 của chúng tôi.

Có sẵn nhiều tùy chọn lưu trữ web – nhưng đây là các dịch vụ luôn đứng đầu danh sách đề xuất của chúng tôi.

Top các đề xuất nhà lưu trữ web của chúng tôi cho website WordPress

  • Hostinger – Là một trong những nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ rẻ nhất hiện nay, Hostinger rất lý tưởng nếu bạn có ngân sách eo hẹp. Tốc độ tải tuyệt vời (chúng tôi đã kiểm tra rất kỹ) và trình cài đặt WordPress chỉ trong một cú nhấp chuột khiến nó trở thành lựa chọn tốt nhất về tổng thể của chúng tôi. Nếu bạn chọn dịch vụ lưu trữ WordPress được quản lý, bạn sẽ được hưởng lợi từ khả năng bảo mật nâng cao và các máy chủ được tối ưu hóa cho WordPress.
  • InterServer – Với giá lưu trữ hàng tháng thấp và dung lượng lưu trữ không giới hạn, InterServer là giải pháp tuyệt vời nếu bạn là doanh nghiệp đang phát triển. Vì các máy chủ đặt tại Hoa Kỳ, nên nó có thể cung cấp tốc độ tải tuyệt vời cho đối tượng mục tiêu ở Mỹ.
  • A2 Hosting – Cung cấp dịch vụ lưu trữ chia sẻ tiêu chuẩn hoặc lưu trữ WordPress được quản lý, A2 Hosting là một công ty lưu trữ “xanh” nỗ lực giảm lượng khí thải carbon. Nó mang đến tốc độ tuyệt vời và cũng rất tốt về bảo mật, đi kèm miễn phí công cụ phát hiện và loại bỏ mối đe dọa HackScan của riêng mình.
  • Nexcess – Nếu bạn không ngại thử lựa chọn tốn kém hơn – miễn là đổi lại dịch vụ lưu trữ được quản lý cao cấp – thì Nexcess có thể là lựa chọn lưu trữ tốt nhất để chạy website WordPress của bạn. Với Nexcess, bạn có thể yên tâm rằng mọi phần của quá trình lưu trữ đều đang được các chuyên gia giỏi chăm sóc.
  • Kinsta – Dịch vụ lưu trữ được quản lý (tức là mọi việc khó đều đã được xử lý trước) và tốc độ tia chớp khiến Kinsta trở thành lựa chọn tuyệt vời trong gần như mọi mặt, miễn là bạn không bận tâm đến túi tiền hao hụt. Mặc dù giá trị tuyệt vời, Kinsta vẫn khá đắt, nhưng yên tâm, bạn đang trả giá cao cho một dịch vụ cao cấp.
  • InMotion Hosting – Một lựa chọn hàng đầu khác để lưu trữ tại Hoa Kỳ, InMotion Hosting hy sinh một phần (mặc dù không nhiều lắm) tốc độ của InterServer để đổi lại sự hỗ trợ cao cấp. Nếu bạn đang tìm kiếm một dịch vụ lưu trữ tuyệt vời ở Hoa Kỳ và độ tin cậy là tiêu chí hàng đầu, thì InMotion có thể chính là lựa chọn dành cho bạn.
Khi chọn một nhà lưu trữ cho website WordPress, có một số tính năng bạn nên tìm kiếm:

  • Chứng chỉ SSL. Chứng chỉ SSL giúp website của bạn bảo mật, đảm bảo website của bạn có biểu tượng ổ khóa nhỏ trong thanh địa chỉ của các trình duyệt web. Hầu hết các nhà lưu trữ web đều sẽ bao gồm một chứng chỉ miễn phí. Khi website của bạn trực tiếp, bạn có thể kiểm tra xem chứng chỉ SSL trên website của mình có đang hoạt động đúng hay không với công cụ Trình kiểm tra SSL.
  • Tối ưu hóa WordPress. Các nhà lưu trữ web tốt nhất cho WordPress có các máy chủ được tối ưu hóa đặc biệt để cải thiện hiệu suất, giúp các trang web của bạn tải nhanh hơn.
  • Tính năng bảo mật. Một số nhà lưu trữ web tính phụ phí cho bảo mật thiết yếu, vì vậy bạn nên cố gắng tìm một nhà lưu trữ bao gồm các tính năng quan trọng như bảo vệ chống phần mềm độc hại, tường lửa và sao lưu tự động.
2. Chọn một tên miền

Quá trình này trong WordPress khá giống với các trình tạo website. Một số nhà lưu trữ web bao gồm tên miền miễn phí với các gói thường niên, nhưng không phải tất cả đều làm vậy. Nếu bạn chọn một dịch vụ lưu trữ không cung cấp tên miền miễn phí, bạn có thể mua tên miền rẻ hơn từ bên thứ ba thay vì qua công ty lưu trữ web của bạn. Ở một số thị trường tên miền, bạn có thể chọn một tên miền chỉ với 1$.

3. Sử dụng trình cài đặt một lần nhấp để cài đặt WordPress

Một số gói lưu trữ đi kèm với WordPress được cài đặt sẵn. Nếu gói của bạn không có, đừng lo – bạn có thể sử dụng trình cài đặt một lần nhấp do nhà lưu trữ của bạn cung cấp.

Nói là “một lần nhấp” có thể hơi quá, nhưng cũng gần như vậy – chỉ trong vài lần nhấp chuột, các công cụ này sẽ thiết lập mọi tập lệnh và cơ sở dữ liệu cần thiết để WordPress hoạt động trên website của bạn. Trên thực tế, bạn chỉ cần nghĩ tên người dùng và mật khẩu mình muốn sử dụng để đăng nhập vào WordPress sau khi quá trình cài đặt hoàn tất.

Các nhà lưu trữ khác nhau có thể sử dụng các trình cài đặt một lần nhấp khác nhau, nhưng về cơ bản chúng đều tương tự và đều rất dễ sử dụng.

installing wordpress via siteground VI14
Hầu hết trình cài đặt WordPress sẽ tương tự như trình cài đặt này từ SiteGround
4. Truy cập WordPress thông qua bảng điều khiển lưu trữ của bạn

Cách chính xác mà bạn sẽ truy cập WordPress có thể khác nhau tùy thuộc vào nhà lưu trữ web của bạn. Nhưng thường bạn sẽ tìm thấy tùy chọn quản lý website WordPress của mình trong bảng điều khiển lưu trữ.

Tôi sẽ trình bày phần này bằng cách sử dụng SiteGround. Trong ảnh chụp màn hình bên dưới, bạn có thể thấy có một nút để tự động đăng nhập vào bảng điều khiển website WordPress của tôi. Đối với các nhà lưu trữ khác, bạn có thể phải gõ tên người dùng và mật khẩu WordPress của mình để đăng nhập.

SiteGround offers a one click login option for your WordPress dashboard VI15
SiteGround cung cấp tùy chọn đăng nhập bằng một lần nhấp cho bảng điều khiển WordPress của bạn
Nếu đây là lần đầu tiên bạn sử dụng WordPress, bảng điều khiển có vẻ hơi choáng ngợp, nhưng đừng hoảng, nó thực sự khá dễ điều hướng. Bên dưới là ảnh chụp màn hình của bảng điều khiển với tất cả các yếu tố quan trọng đều được gắn nhãn cho bạn.

Снимок экрана 2022-10-31 в 13.17.41
Bảng điều khiển WordPress dễ điều hướng khi bạn đã biết mọi thứ nằm đâu!
WordPress sử dụng một số biệt ngữ khác với các trình tạo website, vì vậy để làm cho mọi thứ trở nên dễ dàng, đây là một bản tóm tắt ngắn gọn về các mục khác nhau của bảng điều khiển WordPress:

Yếu tố trong WordPress Những gì nó làm Tương đương trong trình tạo website
Posts (Bài đăng) Xem, chỉnh sửa và thêm bài đăng mới vào website của bạn (xem bên dưới để biết thêm về các bài đăng và trang) Blog
Media (Phương tiện truyền thông) Xem, chỉnh sửa và tải lên hình ảnh mới và các loại phương tiện khác (ví dụ: video) Thư viện ảnh
Pages (Trang) Xem, chỉnh sửa và thêm các trang mới vào website của bạn Trang
Theme Installer (Trình cài đặt chủ đề) Xem các chủ đề hiện có, tìm kiếm các chủ đề miễn phí từ kho lưu trữ WordPress và thêm các chủ đề của bên thứ ba Mẫu
Customizer (Trình tùy chỉnh) Tùy chỉnh màu sắc website, phông chữ, bố cục, v.v. (tùy thuộc vào chủ đề), với bản xem trước trực tiếp về các thay đổi của bạn sẽ trông như thế nào Thiết kế
Theme Settings (Cài đặt chủ đề) Không phải tất cả các chủ đề đều bao gồm mục này, nhưng các chủ đề trả phí thường có phạm vi cài đặt lớn hơn mà không có sẵn trong chế độ xem của trình tùy chỉnh Không có
Plugins (Trình cắm) Xem và kích hoạt/hủy kích hoạt các trình cắm hiện có, tìm kiếm và cài đặt các trình cắm từ Kho lưu trữ WordPress và tải lên các chủ đề của bên thứ ba. Ứng dụng
Settings (Cài đặt) Thay đổi các cài đặt cơ bản chẳng hạn như tiêu đề/phụ đề website của bạn, định dạng ngày tháng và các liên kết tĩnh (cấu trúc URL của các trang và bài đăng). Cài đặt
5. Chọn một chủ đề

Chủ đề trong WordPress rất giống với mẫu trong các trình tạo website. Sự khác biệt lớn nhất là trong WordPress, chủ đề không chỉ kiểm soát phong cách/bố cục chung của website. Một chủ đề cụ thể thường có thể bao gồm một số trình cắm (hoặc “trình cắm bắt buộc”).

Снимок экрана 2022-10-31 в 13.17.54
Xem tất cả các chủ đề bạn đã cài đặt trong bảng chủ đề
Chủ đề mặc định của WordPress khá cơ bản, nên bạn có thể muốn tìm một chủ đề khác. May là việc này cực dễ nhờ trình cài đặt chủ đề WordPress. Bạn có thể tìm kiếm trong kho lưu trữ chủ đề của WordPress và cài đặt tức thì một trong số hàng ngàn chủ đề miễn phí hiện có. Thậm chí bạn có thể cài đặt nhiều chủ đề và sử dụng trình tùy chỉnh để xem giao diện website bạn sẽ trông như thế nào trước khi kích hoạt chúng.

WordPress repository VI18
Tìm kiếm, cài đặt và kích hoạt các chủ đề miễn phí từ kho lưu trữ WordPress
Ngoài các chủ đề miễn phí WordPress cung cấp, bạn có thể mua hàng nghìn chủ đề cao cấp của bên thứ ba từ các thị trường như TemplateMonsterThemeForest.

6. Thêm trình cắm

Trình cắm tương tự như ứng dụng được trình tạo website cung cấp – chúng thêm các tính năng bổ sung không có trong WordPress cho website của bạn. Chẳng hạn như bạn có thể cài đặt một trình cắm để tạo biểu mẫu liên hệ (ví dụ: NinjaForms) hoặc xây dựng một cửa hàng trực tuyến với WooCommerce. Có các trình cắm cho gần như tính năng bạn có thể nghĩ đến, từ SEO cho tới tạo hồ sơ năng lực trực tuyến.

manage your installed plugins in WordPress VI19
Thậm chí bạn có thể cài đặt nhiều trình cắm
Sử dụng hộp tìm kiếm để giúp bạn tìm các trình cắm mình cần. Ở đó, bạn cũng sẽ thấy thông tin về từng trình cắm, bao gồm cả việc nó có tương thích với phiên bản WordPress của bạn hay không, nó có những tính năng nào và người dùng khác nghĩ gì về nó.

Find and install plugins easily in WordPress VI20
Tìm và cài đặt các trình cắm dễ dàng trong WordPress
Cài đặt trình cắm chỉ trong một cú nhấp chuột, nhưng các trình cắm sẽ chỉ hoạt động trên website của bạn sau khi bạn nhấp vào nút “activate” (“kích hoạt”) trong bảng trình cắm.

7. Tạo bài đăng đầu tiên của bạn

Một trong những câu hỏi thường gặp nhất mà tôi nhận được về WordPress liên quan đến sự khác biệt giữa các trang và các bài đăng. Về cơ bản, trang là nội dung tĩnh – tức nội dung trên website mà bạn không thay đổi hoặc không thay đổi thường xuyên, chẳng hạn như trang Giới thiệu. Bài đăng lại mang tính động hơn – chúng hiển thị trên trang ‘blog’ hay các trang danh mục của website bạn. Sự khác biệt chính giữa các trang và các bài đăng là ở cách WordPress hiển thị chúng trên website của bạn.

Trình chỉnh sửa cho việc tạo bài đăng và trang hoàn toàn giống nhau, vì vậy quy trình tạo trang và bài đăng cũng y hệt nhau. Trong ảnh chụp màn hình bên dưới, bạn có thể thấy khi nhấp vào bảng “posts” (“bài đăng”) trên bảng điều khiển, bạn sẽ thấy một danh sách các bài đăng hiện có của mình (một số chủ đề đi kèm với nội dung “thử nghiệm”), với nút Add New (Thêm mới) ở phía trên.

[
The posts panel in WordPress VI21
Bảng các bài đăng trong WordPress

Nhấp vào nút Add New sẽ đưa bạn đến trình chỉnh sửa. Trình chỉnh sửa mặc định của WordPress hồi trước khá cơ bản, nhưng phiên bản Gutenberg được giới thiệu với WordPress 5.0 cùng các tính năng mới của WordPress 6.0 mang lại cho bạn nhiều sự linh hoạt hơn. Gutenberg sử dụng “các khối” để tạo bài đăng và trang, cùng với bố cục (cột), mục và vùng chứa.

Bạn có thể thêm nhiều khối hơn vào trình chỉnh sửa Gutenberg bằng cách sử dụng các trình cắm miễn phí hoặc thậm chí thay đổi cách chỉnh sửa website bằng các plugin tạo website của bên thứ ba.

Gutenberg block plugins for WordPress
Các trình cắm khối Gutenberg mở rộng các tính năng của trình chỉnh sửa WordPress
Các loại khối có trong trình chỉnh sửa Gutenberg tiêu chuẩn bao gồm:

  • Paragraph (Đoạn)
  • Heading (Đề mục)
  • Quote (Trích dẫn)
  • Image (Hình ảnh)
  • List (Danh sách)
  • Cover image (Ảnh bìa)
  • Gallery (Thư viện ảnh)
  • Slideshow (Trình chiếu)
  • Table (Bảng)
  • Button (Nút)
Để chọn một khối, bạn có thể nhấp vào biểu tượng “+” ở bên cạnh mỗi khu vực đoạn hoặc gõ “/” vào khoảng trống có nhãn “start writing or type / to choose block” (“bắt đầu viết hoặc gõ / để chọn khối”).

The post and page editor in WordPress VI23
Trình chỉnh sửa bài đăng và trang trong WordPress
8. Xuất bản website của bạn

Khác với một số trình tạo website (chẳng hạn như Wix), WordPress không có nút Publish cụ thể cho toàn bộ website của bạn. Ngay khi bạn tạo website WordPress của mình, nó sẽ trực tiếp trên internet. Tuy nhiên, có ba nơi riêng biệt mà bạn sẽ tìm thấy nút Publish trong WordPress.

Đó là:

  • Trong trình tùy chỉnh, nơi bạn sẽ thấy một nút ở đầu bảng để lưu các thay đổi và làm cho các tùy chỉnh của bạn trực tiếp.
  • Ở trên cùng bên phải của mỗi bài đăng mới bạn tạo. Cho đến khi bạn nhấn xuất bản, bài đăng của bạn chỉ là một bản nháp và sẽ không hiển thị. Nếu bạn quay lại sau để chỉnh sửa, bạn cần nhấp vào cập nhật để đưa các thay đổi của mình trực tiếp.
  • Ở trên cùng bên phải của mỗi trang mới bạn tạo. Cũng như các bài đăng, nội dung của bạn chỉ là bản nháp cho đến khi bạn xuất bản, và khi bạn thực hiện các chỉnh sửa, bạn cần nhấp vào cập nhật, nếu không các thay đổi của bạn sẽ không được lưu.
publishing your website in WordPress VI24
Ba nơi bạn cần nhấp xuất bản trong WordPress

Cân nhắc chi 5$ cho một nhà phát triển web cũng như tiết kiệm thời gian và tránh thất bại

Nếu bạn thiếu thời gian hoặc chỉ không muốn đối phó với bất kỳ vấn đề nào có thể xảy ra khi xây dựng một website WordPress thì việc thuê một chuyên gia để tạo (và có lẽ, duy trì) website cho bạn có thể là lựa chọn tốt hơn.

Việc thuê một nhà phát triển nghe có vẻ tốn kém, nhưng nhờ sự nổi lên của Fiverr, bạn không phải bỏ ra quá nhiều tiền. Tôi vừa thực hiện tìm kiếm nhanh trên Fiverr về dịch vụ tạo website WordPress đầy đủ và thấy rất nhiều nhà thiết kế web chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ xây dựng website chỉ với mức phí 5$!

Low cost web developers on Fiverr VI25
Các nhà phát triển web chi phí thấp trên Fiverr chỉ với 5$
Một trong những điều tốt nhất về Fiverr là bạn có thể duyệt qua các mẫu tác phẩm của một nhà thiết kế để có ý tưởng về việc họ có phù hợp với loại website bạn muốn hay không. Ngoài ra, với Fiverr, bạn được bảo vệ hoàn toàn vì Fiverr sẽ không giải phóng khoản thanh toán của bạn cho người bạn thuê đến khi bạn hài lòng với công việc của họ.

Câu hỏi thường gặp về WordPress

WordPress có miễn phí không?

Về lý thuyết thì là có. Bản thân nền tảng này miễn phí 100%, nhưng bạn sẽ phải trả tiền cho dịch vụ lưu trữ web và một tên miền (nhấp vào đây để xem danh sách các dịch vụ lưu trữ web tốt nhất 2024). Nếu bạn muốn một chủ đề hoặc trình cắm cao cấp từ thị trường bên thứ ba, bạn cũng sẽ phải trả một khoản phí cho họ.

Tôi có thể tự xây dựng một website WordPress không?

Được, bạn có thể xây dựng một website WordPress mà không cần thuê một nhà phát triển – nhưng nếu bạn mới làm quen với việc tạo website, bạn có thể sẽ thấy Wix dễ sử dụng hơn (và nhanh hơn). WordPress phức tạp hơn và bạn dễ dàng làm rối tung website của mình hơn khi thay đổi các cài đặt hoặc cài đặt các trình cắm xung đột với nhau.
Việc thuê một nhà phát triển cho website WordPress của bạn không đắt như nó có vẻ! Bạn thực sự có thể tìm một nhà phát triển đáp ứng bất kỳ loại ngân sách nào trên Fiverr.

Đâu là sự khác biệt giữa WordPress.com và WordPress.org?

Sự khác biệt chính giữa WordPress.com và WordPress.org là ở cách chúng được lưu trữ. Với WordPress.com, bạn không phải trả tiền riêng cho việc lưu trữ nhưng bạn sẽ cần nâng cấp lên một trong các gói có giá cao nhất (Business (Kinh doanh) hoặc eCommerce (Thương mại điện tử)) để sử dụng các trình cắm và tải lên các chủ đề từ thị trường bên thứ ba.
WordPress.org là tự lưu trữ, vì vậy bạn trả tiền cho dịch vụ lưu trữ riêng. Bạn có toàn quyền kiểm soát và tự do với phiên bản này và nó có thể thành ra rẻ hơn nhiều so với WordPress.com.

Cái nào tốt hơn, Wix hay WordPress?

Cả Wix lẫn WordPress đều có những ưu và nhược điểm. Wix thân thiện với người mới bắt đầu hơn nhưng nó có thể tốn nhiều chi phí hơn so với việc mua một gói lưu trữ và xây dựng website của bạn với WordPress.
WordPress cho bạn nhiều sự linh hoạt và nhiều tùy chọn hơn để phát triển website của mình theo thời gian, nhưng nó có thể khó học hơn và nhiều khả năng gặp lỗi hơn. Ví dụ: các trình cắm không tương thích có thể khiến website của bạn ngừng hoạt động.

Tôi có cần một gói lưu trữ WordPress đặc biệt không hay gói lưu trữ cơ bản là đã đủ?

Bạn không cần một gói lưu trữ WordPress đặc biệt vì WordPress sẽ hoạt động trên mọi gói lưu trữ chia sẻ có trình cài đặt một lần nhấp. Tuy nhiên, có những lợi ích rõ ràng khi chọn một gói lưu trữ dành riêng cho WordPress.
Các gói lưu trữ dành riêng cho WordPress có thể được quản lý hoặc không được quản lý. Với các gói không được quản lý, lưu trữ của bạn khá giống với lưu trữ cơ bản, nhưng website của bạn sẽ được lưu trữ trên các máy chủ tối ưu hóa cho WordPress và bạn có thể có quyền truy cập vào một số trình cắm tối ưu hóa.
Lưu trữ WordPress được quản lý là phiên bản không rắc rối, vì nhà lưu trữ của bạn sẽ làm hết những thứ như cập nhật, vá lỗi bảo mật (tùy thuộc vào nhà lưu trữ) và sao lưu, nên bạn chỉ cần lo việc xây dựng website của mình. Xem danh sách các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ WordPress được quản lý tốt nhất 2024 của chúng tôi. Xem danh sách các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ WordPress được quản lý tốt nhất.

Đưa website của bạn lên cấp độ kế tiếp

Giờ bạn đã xây dựng xong website của mình, đã đến lúc để nó được chú ý. Theo kinh nghiệm của tôi, bạn không bao giờ hoàn toàn kết thúc việc xây dựng một website, vì bạn luôn có thể tiếp tục cập nhật nó, thay đổi nhiều thứ và làm cho nó tốt hơn. Bạn muốn mọi người bắt đầu truy cập website của mình sớm nhất có thể. May là bạn có thể làm một số việc để tăng lượng người xem và mang lại cho khách truy cập trải nghiệm tốt hơn.

Bạn không cần phải có một logo trước khi bắt đầu xây dựng website, nhưng logo làm cho website của bạn trông chuyên nghiệp hơn và có thể giúp xây dựng thương hiệu của bạn.

Logo của bạn nói lên rất nhiều về bạn, nên điều quan trọng là phải dành thời gian để làm nó cho đúng. Có những xu hướng thiết kế cần xem xét – ví dụ: bạn đã nghĩ về tác động mà cách phối màu của bạn có thể gây ra cho đối tượng mục tiêu của bạn chưa? Đọc thêm về số liệu thống kê logo mới nhất từ danh sách Fortune 500 để khám phá nhiều hơn về điều này.

Có hai cách để có cho mình một logo – và cả hai đều có giá cả phải chăng. Đồng nghiệp của tôi thực sự đã thử nghiệm tất cả các dịch vụ thiết kế logo phổ biến để tìm một logo mới cho Website Planet. Để đọc tất cả về thử nghiệm của anh ấy và xem ai giành chiến thắng, hãy xem qua bài so sánh đầy đủ của chúng tôi về các dịch vụ thiết kế logo trực tuyến tốt nhất.

1. Tự làm với một trình tạo logo trực tuyến

Phương pháp DIY (tự làm) nghe có vẻ như là cách rẻ nhất để có được một logo – nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Hầu hết các trình tạo logo trực tuyến đều miễn phí dùng thử, nhưng bạn sẽ phải trả tiền để tải xuống và sử dụng logo của mình. Có một vài trình tạo logo miễn phí trên thị trường, nhưng chúng rất cơ bản và tôi khuyên bạn không nên sử dụng chúng. Bạn cũng phải kiểm tra xem trình tạo logo nào có khả năng hiển thị logo bằng tiếng Việt.

Trình tạo logo DIY yêu thích nhất của tôi là Wix Logo Maker. Công cụ này sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để tạo ra nhiều ý tưởng logo dựa trên sở thích cá nhân của riêng bạn. Khi tìm ra một thiết kế mà bạn thích, bạn có thể tùy chỉnh mọi thứ từ phông chữ cho đến kiểu phối màu. Bạn thậm chí có thể tải xuống một phiên bản độ phân giải thấp miễn phí của logo đó để bạn có thể thấy nó trông như thế nào trên website của mình và các phương tiện truyền thông xã hội trước khi bỏ tiền ra mua phiên bản cuối cùng.

2. Thuê một nhà thiết kế

Việc thuê một nhà thiết kế logo nghe có vẻ tốn kém – nhưng trên Fiverr, bạn có thể mua một logo được thiết kế chuyên nghiệp chỉ với 5$. Hầu hết các nhà thiết kế trên Fiverr đều trưng bày các mẫu logo mà họ đã tạo, giúp bạn dễ dàng tìm thấy ai đó cung cấp phong cách mà bạn đang tìm kiếm. Chúng tôi đã tự mình kiểm tra các nhà thiết kế logo của Fiverr và thực sự ấn tượng với chất lượng của các logo thành phẩm.

Ngoài logo, bạn cũng sẽ cần tạo một biểu tượng yêu thích – đây là ảnh nhỏ mà bạn thường thấy trong các thẻ trình duyệt bên cạnh tên website và trong dấu trang của bạn. Bạn có thể tạo một biểu tượng yêu thích chỉ trong vài giây với công cụ trình tạo biểu tượng website tuyệt vời của chúng tôi.

Tối ưu hóa website của bạn

Ngay cả khi bạn xây dựng một website xuất sắc, nó vẫn sẽ không hiển thị trên trang đầu tiên của các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs) mà không có một số tối ưu hóa. Tối ưu hóa website của bạn liên quan đến tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), phân tích lưu lượng truy cập của bạn và hiểu được đối tượng của bạn đang tìm kiếm những gì.

Đối với SEO, có một số công cụ tuyệt vời mà bạn có thể sử dụng để thực hiện tối ưu hóa dễ dàng hơn. Một trong những công cụ tốt nhất hiện có là SEMrush (xem qua Hướng dẫn về SEMrush của chúng tôi để tìm hiểu thêm), nhưng có những lựa chọn khác nếu SEMrush nằm ngoài ngân sách của bạn. Chúng tôi đã xem xét một số Công cụ SEO tốt nhất để giúp bạn chọn đúng.

Việc tạo nội dung phù hợp cho website của bạn có vẻ như là một thách thức, nhưng bằng cách sử dụng các công cụ phân tích để tìm hiểu thêm về đối tượng của bạn (nơi họ sống, tuổi tác, giới tính của họ, v.v.), bạn có thể điều chỉnh nội dung của mình tốt hơn. Đọc Hướng dẫn về Google Analytics của chúng tôi để biết cách tận dụng tối đa các công cụ phân tích. Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ như Answer the Public để biết những thứ mọi người đang tìm kiếm. Xem qua Hướng dẫn về Answer the Public của chúng tôi để biết thêm về nó.

Tăng lượng đối tượng của bạn với tiếp thị qua email

Tiếp thị qua email là một trong những cách tốt nhất để tăng lượng đối tượng của bạn – và có nhiều công cụ giúp bạn thành công với những nỗ lực tiếp thị của mình.

Tiếp thị qua email có sức mạnh để phát triển doanh nghiệp của bạn một cách nhanh chóng. Nó cũng có tỷ lệ nhấp qua (CTR) cao – tốt hơn tới 100 lần so với các kênh truyền thông xã hội như Twitter. Bạn có thể sử dụng tiếp thị qua email để giới thiệu các chương trình giảm giá và khuyến mãi cho khách hàng, khuyến khích họ chia sẻ doanh nghiệp của bạn với những người khác và cung cấp tài nguyên miễn phí để khiến khách truy cập đăng ký danh sách gửi thư của bạn.

Để tận dụng tối đa tiếp thị qua email, bạn sẽ cần phải suy nghĩ về tần suất gửi email của mình, sử dụng email tự động và những gì cần đưa vào bản tin email của bạn. Để biết thêm nhiều mẹo, hãy xem qua tập hợp các số liệu thống kê tiếp thị qua email quan trọng nhất của chúng tôi.

Chúng tôi đã thử nghiệm và đánh giá các nền tảng tiếp thị qua email tốt nhất. Không có thời gian để đọc hàng loạt bài đánh giá? Đừng lo, đây là khái quát nhanh về các giải pháp tiếp thị qua email yêu thích của chúng tôi.

  • ActiveCampaign – Đây chắc chắn là dịch vụ tiếp thị qua email có nhiều tính năng nhất thị trường. Nó dẫn đầu ngành về tự động hóa, bao gồm hơn 880 tích hợp và có trình chỉnh sửa kéo thả tốt nhất chúng tôi từng thử nghiệm. Nhiều tính năng như vậy có thể hơi khó học, nhưng với cơ sở kiến thức đồ sộ và đội ngũ hỗ trợ, nó chắc chắn đáng để bạn dành thời gian.
  • Sendinblue – Cung cấp tiếp thị qua SMS cũng như các công cụ tiếp thị qua email, Sendinblue có một giải pháp giá cả phải chăng và dễ sử dụng. Thậm chí còn có gói miễn phí hào phóng. Bạn có thể tạo email tự động, thêm quy trình làm việc và sử dụng tùy chọn để “send it at the best time” (gửi email vào thời điểm thích hợp nhất).
  • AWeber – Cung cấp trình tạo chiến dịch kéo thả độc đáo, AWeber mang lại mọi thứ bạn cần để tiếp thị qua email thành công. Nó rất thân thiện với người mới bắt đầu nhưng vẫn có nhiều tính năng hơi phức tạp, chẳng hạn như các chức năng thử nghiệm phân tách A/B, và nó có thể kết nối với hơn 5000 ứng dụng bằng Zapier.
  • Constant Contact – Với hàng trăm mẫu email để bạn lựa chọn và bản dùng thử miễn phí 30 ngày (60 ngày nếu bạn ở Hoa Kỳ), Constant Contact là lựa chọn tuyệt vời. Nó rất tốt để tạo email tự động và thực sự dễ sử dụng, nghĩa là bạn có thể bắt đầu ngay lập tức.
  • Benchmark Email – Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, Benchmark Email là lựa chọn hàng đầu nếu ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn không phải là tiếng Anh. Nó cũng có một gói miễn phí, cho phép bạn gửi lên đến 3.500 email mỗi tháng. Nó tuyệt vời cho người mới bắt đầu nhưng có nhiều công cụ nâng cao hơn để bạn sử dụng khi quen hơn với nền tảng này.
  • GetResponse – Không chỉ là nền tảng tiếp thị qua email, GetResponse còn là nền tảng đa chức năng kết hợp các tính năng tiếp thị, quản lý quan hệ khách hàng (CRM) và hội thảo trên web. Ngoài ra còn có bản dùng thử miễn phí 30 ngày.

Lời kết

Phù! Đó là rất nhiều thông tin mà chúng tôi cung cấp. Tóm lại, đây là một vài trọng điểm từ bài hướng dẫn này để xây dựng website của riêng bạn:

  • Trình tạo website là nơi tuyệt vời để bắt đầu khi bạn là một người mới. Wix là một trong những trình tạo linh hoạt nhất trong số đó, cho phép bạn bắt đầu với những thứ cơ bản và thêm các ứng dụng nâng cao hơn về sau.
  • WordPress thường được coi là khó dùng hơn so với các trình tạo website, nhưng nó cho bạn nhiều sự tự do hơn. Nó cũng là một phương cách rẻ hơn để đưa website của bạn trực tuyến, với nhiều gói lưu trữ website chi phí thấp có sẵn.
  • Nếu bạn không có thời gian để tự xây dựng website của mình, bạn có thể thuê một nhà phát triển trên Fiverr chỉ với 5$. Ai nói làm việc với một nhà phát triển web là phải vượt quá ngân sách?
  • Xuất bản website của bạn không phải là kết thúc của quá trình. Bạn có thể tiếp tục tối ưu hóa và quảng bá website của mình bằng các công cụ dành cho SEO, phân tích và tiếp thị.
Bất cứ ai cũng có thể xây dựng một website và việc bạn là người mới bắt đầu hay chỉ có một ngân sách nho nhỏ để chi tiêu đều không thành vấn đề. Chúc bạn vui vẻ khi tạo website của mình!

Đánh giá bài viết này
4.7 Được bình chọn bởi 125 người dùng
Bạn đã bình chọn! Lùi lại
Trường này là bắt buộc Maximal length of comment is equal 80000 chars Độ dài tối thiểu của bình luận bằng 10 ký tự
Bạn có ý kiến?
Trả lời
Xem %s trả lời
View %s reply
Chúng tôi kiểm tra tất cả các bình luận của người dùng trong vòng 48 giờ để đảm bảo chúng đều là từ những người thực như bạn. Chúng tôi rất vui vì bạn thấy bài viết này hữu ích - chúng tôi sẽ rất cảm kích nếu bạn chia sẻ nó cho nhiều người cùng biết hơn.
Popup final window
Chia sẻ bài viết trên blog này với bạn bè và đồng nghiệp ngay bây giờ:

We check all comments within 48 hours to make sure they're from real users like you. In the meantime, you can share your comment with others to let more people know what you think.

Mỗi tháng một lần, bạn sẽ nhận được những mẹo vặt, thủ thuật cùng những lời khuyên thú vị và sáng suốt để giúp bạn nâng cao hiệu suất website và đạt được các mục tiêu tiếp thị kỹ thuật số của mình!

Thật vui vì bạn đã thích nó!

Hãy chia sẻ nó với bạn bè!

Hoặc đánh giá chúng tôi trên

17861
50
5000
4